Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

HÃY TƯ TIN NHƯ U23 VIỆT NAM

TTO - Sau niềm vui chiến thắng mà đội U23 Việt Nam mang lại, chúng ta tự hỏi liệu người Việt có khả năng đua tranh với thế giới cả trong bóng đá lẫn kinh tế và lĩnh vực khác?

Hãy tự tin như U23 Việt Nam - Ảnh 1.
Từ đó cũng phải ngẫm đến nuôi dưỡng tinh thần đua tranh với thế giới của Chính phủ, của doanh nghiệp Việt Nam, chứ không chỉ là niềm vui chớp lóe.
Việt Nam đang hội nhập và tham gia mạnh mẽ vào các hiệp định thương mại tự do với các nước, hàng rào thuế quan đã được dỡ bỏ, kinh doanh không còn biên giới. 
Lâu nay, người Việt đi nước ngoài chủ yếu để du lịch, mua sắm. Ngược lại, người nước khác lại qua Việt Nam cũng để mua sắm nhưng là mua công ty, thâu tóm các doanh nghiệp Việt. Đó là vấn đề của tầm nhìn và viễn kiến. Nếu chúng ta không muốn ngẩng cao đầu trước thế giới, không có giấc mơ đua tranh, chúng ta sẽ dễ bị thâu tóm.
Trong bóng đá có câu "phong độ là nhất thời, đẳng cấp là vĩnh viễn". Từ câu chuyện này hãy tin vào tiềm năng của chính mình và của dân tộc. Tiềm năng này được khơi dậy dựa vào viễn kiến và niềm tin của nhà lãnh đạo, rồi hình thành lý tưởng chung, từ đó mới tạo ra sự đồng lòng, ngoan cường và quả cảm.
Trong quản trị, viễn kiến của nhà lãnh đạo sẽ quyết định lý tưởng và hướng đi đối với doanh nghiệp cũng như với đất nước. Cũng như vị huấn luyện viên trưởng người Hàn Quốc của đội tuyển U-23 Việt Nam, ông có tầm nhìn và dám tin rằng bóng đá Việt Nam phải chinh phục thế giới. 
Một đội bóng có thể trạng thấp bé, nhưng chúng ta vẫn thắng những đội có vóc dáng to lớn hơn. Chúng ta thường than doanh nghiệp Việt yếu thế cả về tài chính, công nghệ... nhưng nếu lãnh đạo các doanh nghiệp có niềm tin rằng mình sẽ lèo lái "đám đông" nhân viên thành một "đội ngũ", một "lực lượng" thì họ sẽ thành công.
Nhà lãnh đạo có viễn kiến, có lương tri, có đức tin ắt có lý tưởng và có mục tiêu. Và những thứ đó sẽ kết nối mọi người với nhau để cùng dấn thân. Thành tựu đến từ sự dấn thân, dấn thân đến từ lý tưởng, lý tưởng đến từ đức tin và đức tin cần dựa trên nền tảng của thiện căn và lương tri.
Trong các chia sẻ của mình với báo chí, các cầu thủ U-23 Việt Nam đều nói rằng động lực thi đấu lớn nhất, khát khao duy nhất của họ là đem lại niềm vui cho người dân Việt Nam ở nhà. 
Từ sâu thẳm, người Việt có khát khao cháy bỏng ngẩng cao đầu trước thế giới, nhưng thực tế chúng ta có ít thành tựu về khoa học, công nghệ, thể thao, nghệ thuật, y tế cho nên chúng ta ra thế giới với tâm thế đó.
Mỗi chúng ta đừng nghi ngờ tiềm năng của mình, bởi chưa thành công là do chưa dấn thân hoặc chưa chọn đúng lĩnh vực của mình. Tương tự, mỗi doanh nghiệp chưa thành công là do chưa tìm thấy điểm mạnh để phát triển hiệu quả nhất và chưa có lý tưởng thật sự để mọi người cùng dấn thân.
Do đó, chiến thắng của U-23 Việt Nam đem lại bài học lớn về niềm tin và sự dấn thân, về câu chuyện tìm ra chính mình, thế mạnh của mình mà dấn thân.
Niềm vui chiến thắng và cách người dân cùng ra đường hân hoan trong chiến thắng của đội bóng U-23 Việt Nam là để chúng ta nhìn ra thế giới và nhìn vào chính mình. 
Nhìn ra thế giới để khát khao đua tranh và nhìn vào chính mình để tự vấn nhằm giúp mình và dân tộc mình ngẩng cao đầu.
Nguồn internet

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

7 lý do người nhật luôn đeo khẩu trang y tế?

Khi bạn lần đầu tiên đến Nhật Bản, bạn không thể nào dừng đặt câu hỏi:”Tại sao người Nhật lại đeo khẩu trang vậy chứ?”. Lần này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn nghe lí do vì sao khẩu trang y tế lại là “vật bất li thân” của người Nhật Bản.
Chỉ qua việc đeo khẩu trang cũng có thể thấy sự cẩn thận và văn minh đáng học hỏi của người Nhật.
Hãy cùng Vật Tư Y Tế Sen Việt tìm hiểu những lý do để khẩu trang y tế trở thành vật dụng không thể thiếu của người dân Nhật Bản mỗi khi ra khỏi nhà.
Hình ảnh: Khẩu trang y tế "vật bất ly thân của người Nhật"
  1. Bệnh:Mỗi khi bị bệnh hay không được khỏe trong người, người Nhật Bản hay đeo khẩu trang y tế. Đối với những căn bệnh nặng như cúm hay bệnh cảm xoàng bình thường, họ cũng đều đeo khẩu trang hết. Không cần phải nói, khi bị bệnh nặng, người ta chắc chắn sẽ không thể nào bước chân ra đường nổi.Trong trường hợp cấp bách, họ chỉ còn cách … đeo khẩu trang vào mà đi thôi.
  2. Dị ứng:Gần đây, rất nhiều người Nhật cứ hay hắt xì và ngứa mắt do dị ứng theo mùa, đặc biệt vào mùa xuân, khi cây trái trổ bông. Cũng chính vì phấn hoa mà nhiều người lệ nhòa, mũi nghẹt. Họ đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi bị dị ứng phấn hoa. Ngoài khẩu trang y tế ra, các tiệm thuốc ở Nhật Bản còn có bán nhiều loại thuốc cho bệnh dị ứng. Ngoài ra, dự báo thời tiết cũng dự đoán được mật độ phấn hoa phát tán trong không khí ở từng vùng. Từ đó, bạn cũng biết bao nhiêu người Nhật bị dị ứng phấn hoa luôn.
  3. Giờ ăn trưa:Những nhân viên phục vụ giờ ăn trưa cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông đều phải đeo khẩu trang mỗi ngày để đảm bảo chất lượng vệ sinh cho buổi ăn.
  4. Nhân viên y tế:Ở Nhật Bản cũng như các quốc gia khác, những người làm trong ngành y tế như bác sĩ, nha sĩ, đều sử dụng khẩu trang y tế.
  5. Giấu mặt:Khẩu trang không chỉ được dùng cho vấn đề vệ sinh thôi đâu. Rất nhiều cô gái Nhật Bản sử dụng khẩu trang y tế như một cách để “ngụy trang” mỗi khi ra đường mà không make-up. Bạn cũng biết mà, trang điểm là một phép thần kì thời hiện đại biến các cô gái dễ thương và xinh đẹp hơn. Nếu không trang điểm, họ sẽ mất tự tin lắm. Khẩu trang y tế không chỉ là “cứu cánh” cho các cô gái đâu. Đối với những anh chàng dù không quan tâm đến ngoại hình của mình đi chăng nữa cũng phải dùng đến khẩu trang y tế khi… quên cạo râu.
  6. Giữ ấm trong mùa lạnh:Vào mùa đông, Nhật Bản khá rét. Khi thiệt độ ngày càng xuống thấp, bạn đã trang bị kha khá “đồ nghề” với áo khoác, vớ, áo giữ nhiệt, khăn tay, khăn choàng, mũ nhưng vẫn còn lạnh chỗ nào đó. Lúc này, khẩu trang y tế sẽ giúp miệng bạn giữ ấm.
  7. Bảo vệ bản thân và những người khác: Nhiều người nghĩ một người bệnh nên cần phải đeo khẩu trang để không lây bệnh cho những người xung quanh. Nhưng ngay cả một người khỏe mạnh sẽ đeo khẩu trang để ngừa bệnh, đặc biệt trước ngày thi cử, sự kiện quan trọng. Người Nhật rất quan trọng sức khỏe của mình nhưng đồng thời cũng quan tâm đến những người khác nữa. Đây có lẽ là một nét đặc trưng, độc đáo của xã hội Nhật Bản.
Hình ảnh: Khẩu trang y tế - Phong cách của người Nhật
Tại Việt Nam, thói quen đeo khẩu trang, đặc biệt là khẩu trang y tế hoặc khẩu trang sử dụng một lần ngày càng trở nên phổ biến, do ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân cùng ngày càng được nâng cao. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đến các cơ sở y tế và khi tiếp xúc người bệnh, để bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, khi bản thân có dấu hiệu mắc các bệnh về đường hô hấp, hãy chủ động đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang dùng một lần và thay mỗi ngày để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. 
Nguồn: Internet
Sen Việt - Người bạn của mọi gia đình

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

12 mẹo vặt giúp bạn chống say tàu xe 100% hiệu quả

Vào các ngày nghỉ, ngày Lễ tết về quê hay đi du lịch xa, đi công tác…cũng đều buộc phải di chuyển bằng phương tiện giao thông. Say tàu xe là một trong những trở ngại và là nỗi ám ảnh của những người mong muốn có chuyến du lịch đi chơi xa hoặc đặc biệt là dịp lễ tết về quê hay đi công tác.

Một hành trình dài về quê ăn tết hay một chặng đường du lịch hoặc chỉ cần nhắc đến phương tiện di chuyển là đã có thể làm nhiều người ói ra mật xanh, mật vàng. Nặng hơn, có người phải nhập viện cấp cứu vì những cơn nôn làm họ kiệt sức, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn, hoặc thậm chí kéo dài cả tuần sau chuyến đi. 
Hình ảnh: Nỗi ám ảnh khi đi tàu xe
Một trong những nguyên nhân bị say xe là do:
  1. Do tâm lý con người: Mỗi khi nhắc đến tàu xe thì như một nỗi ám ảnh, chính vì thế chỉ cần thấy hoặc nhắc đến chuyến đi bằng phương tiện tàu xe là đã cảm thấy say rồi mặc dù là chưa đi.
  2. Do bị huyết áp thấp
  3. Do Những phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng: bụng quá đói hoặc quá no, mất ngủ, người mệt mỏi.
  4. Do rối loạn tiền đình: Khi di chuyển, sự lắc lư, chòng chành, lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, làm cho mê đạo màng tai trong bị tích thủy, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say tàu xe.
  5. Trong hoạt động hàng ngày: chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng phẳng, đến khi thay đổi phương hướng và tốc độ vận động sẽ dễ gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai, làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.
Hôm nay, Vật Tư Y Tế Sen Việt xin chia sẻ 12 điều đặc biệt sẽ giúp bạn không còn trở ngại và nỗi lo say xe với mỗi chuyến đi và nỗi ám ảnh khi nhắc đến xe.
  1. Tập trung:Nếu bạn dễ say xe, bạn nên nhìn ra bên ngoài xe, nhưng không nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời. Như vậy, sẽ giúp bạn quên đi cảm giác khó chịu, tinh thần không bị phân loãng và giúp tỉnh táo hơn.
  2. Nên mở cửa để hít khí trời:Đảm bảo là có gió và không khí trong lành bằng cách mở hé cửa sổ xe khi đang đi sẽ là biện pháo chống say xe rất tốt.
  3. Nên ngủ một giấc:Giấc ngủ trên xe sẽ giúp bạn rất nhiều việc chống lại cơn say đang chực chờ hạ gục bạn khi có thể. Nếu được, hãy ngủ một chút cho quên cảm giác say.
  4. Ăn nhẹ trước khi đi không để bụng đói:Trước ngày đi, hoặc trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, bạn nên ăn nhẹ cái gì đó, những chú ý không nên uống bia, rượu vì sẽ dễ khiến cho tình trạng say xe trở nên tệ hơn.
  5. Không đọc sách khi đang trên xe:Khi đi xe, để tránh bị say, nôn bạn tuyệt đối không nên đọc sách, nhất là không nên cho trẻ đọc sách, truyện khi đang đi trên xe.
  6. Giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo trước ngày đi:Khi thần kinh bị căng thẳng thường dễ gây nôn ói. Vì vậy, trước ngày đi chơi, bạn cần thư giãn, tránh mệt mỏi.
  7. Chọn chỗ ngồi:Bạn nên chọn chỗ ngồi cạnh cửa thông gió, hoặc những hàng ghế trên. Hiện nay có một điều bất tiện là đa số xe du lịch thường dùng máy lạnh, đóng kín các cửa. Nếu bạn là người bị say tàu xe, tốt nhất nên yêu cầu hướng dẫn viên du lịch để mở hé phần cửa kính sát chỗ ngồi của mình.
  8. Sử dụng các sản phẩm từ gừng: Một số người dùng các sản phẩm chiết xuất từ gừng để giảm bớt tình trạng say tàu xe trong lúc đang di chuyển. Bạn có thể thử kẹo cao su mùi gừng,một chút bánh quy gừng, hoặc nhiều sản phẩm khác. Tốt hơn hết luôn mang theo chúng bên mình để tiện sử dụng và cắt cơn khó chịu.
  9. Thử bấm huyệt: Đưa áp lực vào một điểm đặc biệt của cơ thể có thể giúp điều trị các triệu chứng say xe. Ví dụ như huyệt Nei Guan điểm P6 ở trên dưới của cổ tay bạn. Ấn vào điểm huyệt có thể giúp làm bớt khó chịu từ dạ dày. Ở vị trí bạn hay đeo đồng hồ (điểm giữa của cổ tay) có một "thung lũng" nhỏ. Nhấn vào đây bạn có thể cảm nhận dây chằng. Bạn nên nhấn khoảng 10 giây.
  10. Dùng gừng: Gừng có thể được sử dụng như một loại thuốc thay thế một cách hiệu quả để ngăn ngừa triệu chứng say xe cho nhiều người. Bạn có thể trộn 1 thìa cà phê gừng bột (2,5 ml) với một ly nước và uống nó hoặc ngậm ít gừng 20 phút trước khi đi xe. 
Hình ảnh: Sử dụng gừng để chống say tàu xe
          11. Tránh hút thuốc: Hút thuốc có thể là nguyên nhân của say tàu xe, do đó tốt nhất là tránh hút thuốc. Một cuộc nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng việc không dùng nicotin qua đêm tránh được tình trạng say tàu xe.
          12.  Sử dụng miếng dán say tàu xe: Có sẵn một số loại Dán Say tàu xe thông dụng như: Dán say tàu xe Sen Việt, Dán Say Tàu Xe Ariel….. để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu do say tàu xe, máy bay, tàu biển. 
          Khi mua sản phẩm bạn nên xem hướng dẫn sử dụng và cách dùng hoặc có thể hỏi trực tiếp bác sĩ hoặc nhân viên bán để biết và hiểu rõ công dụng cũng như tác dụng phụ của sản phẩm. 
Hình ảnh sản phẩm Dán say tàu xe:
Hình ảnh: Dán say tàu xe Sen Việt

Hình ảnh: Dán say tàu xe Ariel

Trên  đây là những mẹo vặt Vật Tư Y Tế Sen Việt chia sẽ hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trên mỗi chuyến đi. Chúc các bạn sức khỏe.